Huyền thoại về băng cướp Cánh Buồm Đen đã đi vào văn học bởi ngòi bút của nhà văn Sơn Nam.
Cánh Buồm Đen – đời thực và trong văn học
Theo các tài liệu xưa, băng cướp Cánh Buồm Đen là nhóm hải tặc hoạt động mạnh nhất trên vùng biển Hà Tiên giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đến đầu thế kỷ 20, băng Cánh Buồm Đen gần như thống trị vùng biển này, thâu tóm hầu hết các băng cướp biển khác trong vùng. Khi đi “hành nghề”, băng cướp Cánh Buồm Đen không lén lút như những băng cướp khác mà đường hoàng trương trên cột buồm tàu hình cây chổi màu đen thật lớn, như muốn nói là sẵn sàng quét sạch các băng cướp khác và tàu bè qua lại!
Cũng là “ăn cướp”, nhưng băng cướp Cánh Buồm Đen được người đời nhắc tới với sự ngưỡng mộ chứ không miệt thị, khinh khi như đối với những bọn cướp khác, bởi băng cướp Cánh Buồm Đen chủ yếu hướng vào sự giàu có của những tàu buôn nước ngoài, chứ ít khi cướp bóc ngư dân đánh cá tại chỗ. Nhất là khi băng cướp Cánh Buồm Đen chọn các tàu buôn của Pháp làm đối tượng chính để tấn công, điều đó như đem lại chút an ủi cho nhiều người dân Nam bộ trong cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược. Thậm chí, một người vốn là đầu đảng của Cánh Buồm Đen đã tham gia kháng Pháp, được nhà văn Sơn Nam – người được xem là “nhà Nam bộ học” – viết thành truyện “Cánh Buồm Đen” từng làm say mê nhiều thế hệ độc giả ở miền Nam trước năm 1975.
Câu chuyện kể về chàng thanh niên tên Sáu Bộ thuở nhỏ đã bỏ nhà lên núi Cô Tô học đạo cứu đời, nhưng không đạo nào cầm chân anh được lâu dài. Học hết đạo Ớt, anh qua đạo Đất. Từ giã ông đạo Đất, anh đến thọ giới tại am cốc của ông đạo Nằm. Không thấy gì hứng thú với ông đạo Nằm, anh đi lang thang qua núi Dài để tìm “minh chủ”… Tình cờ, anh gặp một cao nhân vốn là nghĩa binh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (người đốt cháy chiến hạm Esperance của Pháp và bị giặc Pháp chặt đầu tại Rạch Giá năm 1868).
Sau 5 năm được sư phụ truyền đạo và dạy võ nghệ, Sáu Bộ từ giã thầy xuống núi, mang theo cây roi trắc dài một thước tám. Với cây roi ấy và đường quyền Lưu Thủy, Sáu Bộ đổi tên thành Tư Hiền và đi hành hiệp ở vùng Hà Tiên. Tình cờ gặp một ghe buôn nhỏ bị đánh cướp, Tư Hiền đã ra tay nghĩa hiệp, một mình đánh cho bọn cướp biển Cánh Buồm Đen tan tác. Hành xử đúng luật giang hồ, chúa đảng cướp Cánh Buồm Đen đã nhường cho Tư Hiền làm đảng trưởng.
Dưới tay Tư Hiền, băng cướp Cánh Buồm Đen được chỉnh đốn lại, các bộ hạ ngày đem luyện tập võ nghệ tinh thông, cấm tuyệt không được xâm phạm tài sản của người chài lưới ở ven biển. Hai đối tượng đánh cướp không nương tay là tàu buôn của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam. Một phương châm nữa của chúa đảng Tư Hiền là chỉ cướp của cải, chứ không giết người, không hãm hiếp phụ nữ.
Băng cướp Cánh Buồm Đen thời Tư Hiền đã khiến bọn Tây và ghe buôn lậu Hải Nam kinh hoàng bạt vía. Sau khi gây ra hàng loạt vụ cướp lừng danh trên biển Hà Tiên, Tư Hiền lỡ tay đánh chết một người. Bị dằn vặt bởi mặc cảm tội lỗi, Tư Hiền quyết giải nghệ, trở về sống lương thiện, sống bằng nghề câu cá và ẩn danh với cái tên Năm Lập. Băng cướp Cánh Buồm Đen tồn tại thêm một thời gian rồi cũng tan rã. Khoảng năm 1946, ông già Năm Lập cùng nhân dân tham gia đánh Pháp ở Hà Tiên. Đường roi Lưu Thủy ngày nào được ông truyền lại cho thế hệ con cháu đánh giặc cứu nước. Mấy năm sau, do tuổi cao sức yếu, ông Năm Lập đã chết tại vùng đất này, trước ngày thực dân Pháp bị đánh bại, phải rút khỏi nước ta.
#đảohảitặckiêngiang #daohaitac #hòntre
———————————————————————————————————-
Trang fb :
source: https://thovn.net
Xem thêm các bài viết về Bất Động Sản: https://thovn.net/category/bat-dong-san
Di choi wq vui roi
Du lịch trải nghiệm thú vị quá nè, kênh bạn có quảng cáo rồi chúc mừng nha.
Chuyến đi chơi vui quá đi
Kênh đênh trên biển đã quá bạn à
vui đấy bạn ơi , gan biển là nhất đấy
Woa, thích quá hà
Đi câu cá như vậy chi phí bao nhiêu / người vậy bạn
Chào bạn! Đảo Hải tặc kiên Giang đẹp quá !
giống ở Cồn Bình Thạnh quá
mình thích cảm giác dc lênh đênh trên biển, câu cá, câu mực, rất thích thú